03 rủi ro đe dọa đến triển vọng "hạ cánh mềm", đẩy Mỹ vào suy thoái lần nữa
Tỷ lệ lạm phát và thị trường lao động hạ nhiệt trong mùa hè năm nay đã làm cho tâm lý của giới chuyên gia và các quan chức FED hy vọng rằng sẽ có một cuộc hạ cánh mềm.
Tuy nhiên, kỳ tích này hiếm khi xảy ra, bởi các nhà hoạch định chính sách rất khó để căn chỉnh một cách chính xác và hoàn hoản. Theo ông Autulio Bomfim, cựu cố vấn của chủ tích Fed Jermone Powell nói rằng điều đó sẽ cần nhiều sự may mắn.
Lần này, ngày 20/09/2023 Fed tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất, mức này cao nhất trong 22 năm qua nhằm mục đích có thể hạ cánh mềm như cách mà Fed mong muốn. Nhưng… mục tiêu đó sẽ bị đe dọa bởi 3 rủi ro sau:
1. FED giữ lãi suất cao trong thời gian dài
Nếu FED vẫn quyết định giữ lãi suất neo cao như thế này trong một thời gian dài thì khả năng cao sẽ đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái trầm trọng hơn.
Nhìn lại vào năm 1995, giai đoạn này được xem là một cuộc hạ cánh mềm của FED sau khi họ quyết định hạ lãi suất. Trước đó, trong vòng 12 tháng FED đã tăng lãi suất lên 6% trong vòng 12 tháng. Điều này là quá mạnh tay và không cần thiết, do đó FED đã bắt đầu hạ lãi suất 3 lần.
Thời điểm đó, lạm phát chỉ ở mức 2% và FED quyết định tăng lãi suất để ngắn giá cả đi lên. Còn thời điểm hiện tại, lạm phát đang ở mức trên 3% và ngân hàng trung ương Mỹ đang cố gắng kéo giá cả đi xuống. Nên việc giảm lãi suất để hạ cánh mềm khó có thể xảy ra.
2. Nền kinh tế vẫn quá nóng
Chi tiêu tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau giai đoạn chững lại vào năm ngoái. Điều này trái ngược hoàn toàn với mong muốn của FED là kéo lạm phát đi xuống.
Và họ lại tiếp tục câu chuyện tăng lãi suất tiếp tục để làm chậm hoạt động kinh tế. Thực tế là trong cuộc họp tháng 9, FED lại nhâm nhe sẽ tăng lãi suất một lần nữa. Doanh nghiệp lại bắt đầu bài toàn cắt giảm chi tiêu và tuyển dụng.
3. Giá năng lượng nhảy vọt
Động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã đưa giá dầu quay trở lại mức cao nhất trong 10 tháng qua. Giá dầu diesel, nhiên liệu máy bay và nhiên liệu hàng hải bât tăng cao. Điều này làm gia tăng chi phí vận chuyển, kéo giá thực phẩm, chi phí xây dựng… đi lên.
Nhà đầu tư cần theo dõi, nếu giá dầu WTI vọt lên 100 USD/thùng (hiện tại là 91 USD/thùng, tăng gần 30% kể từ tháng 06) thì đây là điều rất đáng lo ngại.