3 kịch bản có thể xảy ra từ xung đột Trung Đông
Theo hãng tin Bloomberg Economics, nền kinh toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái với giá dầu tăng vọt nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột Israel - Palestine. Và sẽ có 3 kịch bản như sau:
Kịch bản 1: Xung đột chỉ giới hạn ở Israel và Palestine
Năm, Hamas và Israel cũng đã từng đụng độ trước đó nhưng thời điểm đó chỉ giới hạn ở lãnh thổ 2 nước chứ chưa lan sang các nước lân cận. Do đó, tác động từ cuộc chiến đó đến với giá dầu và kinh tế thế giới là không đáng kể.
Liên quan đó, Iran đã tăng sản lượng xuất khẩu dầu lên 700.000 thùng mỗi ngày trong năm nay kể từ khi việc trao đổi tù nhân và giải tỏa tài sản đã được dịu đi trong quan hệ với Mỹ.
Nếu vì một lý do nào đó, Mỹ tăng thêm cấm vận với Iran sẽ làm cho lượng dầu xuất khẩu suy yếu. Mặc dù nếu có trường hợp đó xảy ra thì Ả rập Saudi và UAE sẽ tăng năng suất dự phòng của mình lên. Nếu họ không làm điều đó thì sẽ làm cho giá dầu tăng lên mức 3 - 4 USD/thùng.
Kịch bản 2: Xung đội lan sang Lebanon và Syria
Hezbollah - một tổ chức chính trị được Iran hậu thuẫn cũng đã xảy ra xung đột với Israel. Nếu xung đột xảy ra lan sang các nước như Lebanon và Syra, nơi mà Iran có sự hiện diện quân sự gián tiếp thông qua các nhóm vũ trang thì điều này sẽ vô tình là cuộc chiến của Iran và Israel.
Nên nhớ, vào năm 2006 cũng có một cuộc chiến ngắn ngày giữa Hezbollah và Israel cũng đã khiến giá dầu tăng lên 5 USD/thùng.
Kịch bản 3: Sự đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel
Mặc dù khả năng thấp sẽ xảy ra nhưng cũng phải tính toán trước vì hậu quả nó mang lại cho nền kinh tế toàn cầu là rất lớn. Mạnh mẽ hơn có thể làm suy thoái kinh tế toàn cầu.
Và rõ ràng các quốc gia siêu cường trên thế giới cũng sẽ làm tình hình chính trị trong khu vực cũng trở nên bất ổn. Trong khi đó, Trung Đông là nơi chiếm khoảng 1/5 nguồn cung dầu của thế giới. Nếu thực sự có cuộc đối đầu trực tiếp đó xảy ra giữa Iran và Israel thì giá dầu có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng, lạm phát toàn cầu có thể lên 6,7%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 1% xuống còn 1,7% (theo dự báo của Bloomberg)
Kịch bản 3 có thể là điều tồi tệ nhất kể từ năm 1982, có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 1.000 tỷ USD.