Tăng trưởng GDP Q3 tích cực hơn dự báo nhưng NHNN đối diện nhiều áp lực
Tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,3% so với cùng kỳ tích cực hơn nhiều so với dự báo của nhiều chuyên gia. GDP tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước còn rất nhiều áp lực trên vai cần giải quyết.
Tăng trưởng GDP Q3 tích cực hơn dự báo
Tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,3% so với cùng kỳ tích cực hơn nhiều so với dự báo của nhiều chuyên gia. Sự khác biệt này đến từ ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng tăng 3,7% chủ yếu nhờ vào mảng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như rau và gạo chứ lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng chậm.
Còn ngành công nghiệp chế biến chế tạo vượt kỳ vọng đến từ tăng số liệu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 và số liệu tháng 9 cũng có sự phục hồi tích cực.
Một số ngành có mức tăng trưởng đáng chú ý khác là sản xuất các mặt hàng điện tử tăng trưởng 3,2% (Q1 và Q2 tăng trưởng âm); sản xuất trang phục tăng trưởng 5,0% (Q1 và Q2 tăng trưởng âm). Ngành mà bức phá nhất chính là sản xuất kim loại, tăng trưởng 16,9%.
Bên cạnh một số ngành tích cực thì vẫn còn một số ngành chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ như dệt may, chế biến gỗ, kim loại và hóa chất. Đặc biệt, mức độ tiêu thụ sản phẩm diện tử chưa có nhiều chuyển biến.
Lĩnh vực tài chính, ngân hàng tăng 6,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trong Q2, trong khi đó, tăng trưởng GDP của ngành bất động sản là âm 1,0%, tương đương mức tăng của quý trước.
Một trong những ngành nhận được sự quan tâm không kém đến từ nhà đầu tư là bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Tin không vui cho những ai nắm cổ phiếu các doanh nghiệp này là xu hướng tăng trưởng đang giảm dần. Điển hình là Q3 chỉ tăng 7,3%; Q2 tăng 8,8%, Q1 tăng 13,1%. Đó là được hỗ trợ từ Chính phủ thông qua việc giảm thuế VAT 2% rồi đó
Tiếp đến là đầu tư công. Giải ngân đầu tư công 9T2023 đạt 363,31 nghìn tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ. Đồng thời cũng đóng góp luôn 0,8 điểm % vào GDP của 9T2023.
Tóm lại, có ngành tăng tốt có ngành không nhưng nhìn chung mức tăng tưởng GDP 9T2023 hiện là 4,2%, còn rất xa mục tiêu của Chính phủ cả năm là 6,0%. Tức là muốn cả năm đạt 6,0% thì Q4 này phải đạt 10%.
Theo các chuyên gia kinh tế thì cho rằng nên hạ mục tiêu GDP xuống còn 5%, đồng nghĩa giảm áp lực tăng trưởng cho Q4 còn 7,0% thì sẽ khả thi hơn.
Và áp lực trên vai của Ngân hàng Nhà nước
NHNN đang đối phó với bộ ba áp lực là tỷ giá, lạm phát và thanh khoản dư thừa.
1. Lạm phát
Giá dầu tăng trở lại nhưng chưa gây nhiều trở ngại cho việc kiểm soát lạm phát trong nước. Mình có viết một bài vì sao giá dầu lên mốc 90 USD/thùng: Ở đây
Kịch bản còn có thể lên đến 100 USD/thùng, tuy nhiên nếu có lên mức đó thì cũng khó có thể duy trì lâu trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu thụ giảm mặc cho OPEC+ cắt giảm sản lượng.
Còn về vấn đề lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng 1,1% trong tháng 09 là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2021. Tuy nhiên, dưới đây là 4 lý do để bạn không quá lo ngại về lạm phát ở Việt Nam:
Lạm phát cơ bản vẫn còn đang trong xu hướng giảm từ đầu năm đến nay. Lạm phát cơ bản tháng 9 tăng 3,8% so với cùng kỳ và tăng 0,26% so với tháng trước.
Yếu tố bên cạnh đẩy lạm phát lên cao ngoài việc giá dầu tăng, gạo tăng mà còn có sự xuất hiện của chi phí giáo dục. Tuy nhiên, đây là yếu tố mùa vụ (mùa tựu trường) nên khả năng tiếp diễn trong các tháng tiếp theo là không có.
Giá gạo là một ẩn số do phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu gạo của Ấn Độ khi họ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nhưng xu hướng giá gạo của thế giới thì đangg giảm dần gần đây.
Giả sử giá dầu duy trì liên tục ở mức 95 USD/thùng trong quý 4/2023 nhưng con số này vẫn thấp hơn 14,2% so với năm trước.
2. Tỷ giá
Đây là vấn đề khá nhức nhối khi mà Việt Nam thì duy trì chính sách thả lỏng còn Mỹ thì vẫn diều hâu. Để tránh mất giá đồng tiền thì NHNN đã hút ròng 110,7 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở qua phát hành tín phiếu NHNN.
Việc hút ròng tín phiếu hiện tại không phải nỗi lo đối với nhà đầu tư mà nỗi lo đến từ việc nếu tỷ giá cứ tiếp tục cao ở mức 24.500 đồng/USD thì khả năng NHNN sẽ phải bán USD ra thị trường để tránh VND mất giá.
3. Giải bài toán dư thừa thanh khoản
Lãi suất huy động đang về vùng đáy do đó, khó có khả năng giảm thêm nữa trong Q4/2023. Tuy nhiên, mức này cũng có thể thúc đẩy được niềm tin kinh doanh và tiêu dùng phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng đạt 14% thì hơi phi lý nhưng mức 11% thì có thể đạt được nếu Việt Nam vẫn giữ quyên quan điểm chính sách tiền tệ này và không xoay chiều chính sách.