VIB tiếp tục đương đầu với những thách thức
Mình thực sự ấn tượng với chỉ số ROE của VIB, đạt gần 29% đứng trên cả những ngân hàng quốc doanh như VCB, BID, CTG... Tuy nhiên, VIB cũng không thể nào tránh khỏi những khó khăn nhất định.
Tăng trưởng tín dụng tốt nhưng vẫn còn thấp
Thấp ở đây là thấp so với hạn mức tín dụng mà nhà băng này được cấp. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng so với đầu năm (9T2023) chỉ vỏn vẹn 5,5% nhưng con số này vẫn đáng khen so với mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 0,9%.
Giờ chúng ta bắt đầu đi phân tích từng mảng cho vay cụ thể của VIB:
1. Cho vay bán lẻ
Cho vay mua bất động sản và cho vay hộ kinh doanh tăng tốc lần lượt là 4,3% và 9,1%.
Trong khi đó, mảng được cho là thế mạnh, dẫn đầu xu hướng là mảng thẻ tín dụng tăng trưởng chậm lại ở mức 4,3%.
Còn cho vay ô tô thì giảm -15%. Phải chăng là người đi vay tất toán nhiều hay chuyển sang vay bên khác?
Các số liệu trên là con số so sánh với đầu năm.
2. Khối ngân hàng bán buôn
Tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tăng gần 32,7% so với đầu năm. Trong đó, cho vay tăng 39% lên 33,7 nghìn tỷ đồng.
VIB tiếp tục giảm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trong quý 3/2023 xuống 877 tỷ đồng, tức giảm -52% so với đầu năm.
Ngược lại với các xu hướng trước đó khi mà khối bán lẻ gánh khối bán buôn thì nay ngược lại, khối bán buôn lại đóng góp tốt hơn vào tổng dư nợ cho vay.
Huy động tăng trưởng tốt ở 9T2023
Huy động vốn tăng trưởng 2,2% so với đầu năm trong 9T/23. Số dư trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi tiếp tục giảm 26% so với đầu năm.
Tỷ lệ Casa nhích nhẹ lên mức 13%, casa cải thiện một phần đến từ việc lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giảm mạnh nên người đi gửi chưa có ý định gửi tiền lại.
Thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng dồi dào giúp lãi suất qua đêm ở mức gần 0% ở phần lớn thời gian Q3/2023. » Giúp giảm chi phí vốn (CoF) nhiều hơn và lãi suất cho vay (LIR) thì lại không giảm nhanh.
Từ đó, giúp cho NIM tăng lên 4,8% (+10 bps QoQ và +20 bps YoY).
Nhìn chung, huy động của VIB đang làm tốt vai trò của mìnhh.
Chi phí tín dụng tăng vọt nhưng nợ xấu đi ngang
Chi phí cấp tín dụng trong Q3/2023 là 1,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế so với đầu năm là 3,2 nghìn tỷ đồng (x3,4 lần YoY). Điều này đồng nghĩa với việc Chi phí tín dụng/ Tổng dư nợ tăng lên 1,3% ở Q3/23 trong khi đó Q2 chỉ ở mức 0,9%.
Điểm sáng là VIB đã xử lý xong gần 1,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu ở Q3/2023, nữa đầu năm thì đã xử lý 1,2 nghìn tỷ đồng rồi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng 2 điểm cơ bản, lên 2,47%.
Hiệu quả hoạt động và thanh khoản vẫn ổn định
Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục xu hướng giảm và ở mức 30%. Điều này đến từ việc chi phí hoạt động (OPEX) tăng trưởng thấp hơn đáng kế so với TOI (+30%).
Tuy nhiên, LNTT vẫn còn yếu, thậm chí -3% YoY. Thanh khoản được quản lý tốt với LDR và SMLR lần lượt ở mức 72% và 28%.
Triển vọng Q4/23
Dự kiến lãi suất cho vay (LIR) sẽ giảm và kích thích nhu cầu tín dụng bán lẻ. Trước mắt, VIB vẫn đang tập trung mục tiêu bán buôn để bù đắp lại cho bán lẻ đang có dấu hiệu đuối sức nhằm mục đích là hoàn thành mức tăng trưởng tín dụng được cấp năm 2023 là 14,25%.
Ngoài ra, VIB còn đang đẩy mạhh nâng CASA từ các kênh truyền thông số, trực tuyến và các giải pháp mới. » Nhờ đó, NIM dự kiến duy trì ở mức khoảng 4,7% - 4,8%.
Lãnh đạo VIB cho biết sẽ dành ngân sách 1,5 nghìn tỷ đồng để cho dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 4/23, nghĩa là cả năm dự phòng nợ xấu có thể lên đến 4,6 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 2,15% từ mức 2,47%.
Mục tiêu LNTT hiện đã được điều chỉnh lại giảm xuống còn tăng trưởng ở mức 3 - 5% thay vì 15% như ở ĐHCĐ.
VIB cũng đang thay đổi trong chính sách tín dụng của mình nhằm siết chặt hơn về cho vay, hướng đến khách hàng có thu nhập ổn định. Do đó, bản thân tôi nhận định VIB khả năng qua năm 2024 mới bắt đầu tích cực hơn.